#1

Thợ khách ở Tây Đức và công nhân hợp đồng ở Đông Đức

HỘI NGHỊ | KHI TÔI ĐẾN ĐỨC | Tháng 10. 2017 | BERLIN

HỘI NGHỊ | KHI TÔI ĐẾN ĐỨCTháng 10. 2017 | BERLIN

Lịch sử sau chiến tranh của Đức không thể được kể hay hiểu mà không xem xét đến vai trò của những người lao động nhập cư. Phần đầu của hội nghị "Khi tôi đến nước đức" sẽ bàn về lịch sử của người lao động nhập cư ở Đông và Tây Đức từ những năm 60. Aurora Rodonó, nhà hành động, nghệ sĩ sáng tạo và nhà nghiên cứu, đã không chỉ là người dẫn chương trình cho hội nghị mà còn giới thiệu tổng quan về lịch sử bóc lột, cuộc sống thường ngày cũng như các phong trào kháng cự của thợ khách và công nhân hợp đồng ở Đông và Tây Đức. Khách mời tham gia có bà Figen Izgin, người đến nước Đức vào năm 1979 với tư cách là con của một công nhân hợp đồng người Thổ Nhĩ Kỳ. Bản thân bà là người đã chứng kiến sự kì thị từ trong trường học cũng như ở chỗ làm và trong xã hội nói chung. Qua đó bà đã biết đến việc tổ chức chính trị, công đoàn. Maiphuong Kollath người đến nước Đức năm 1981 với tư cách là công nhân hợp đồng ở Đông Đức, kể về sự bóc lột và thất quyền của những người công nhân hợp đồng, tiếp theo đó là lịch sử làn sóng phân biệt chủng tộc sau khi thống nhất nước Đức và các phong trào đấu tranh chống lại làn sóng này. Những cách nhìn nhận cá nhân về lịch sử trước và sau thống nhất nước Đức đã gây ra những xúc cảm mạnh mẽ. Đó chính là nhân chứng rõ ràng cho những người phụ nữ, những người đã truyền sức mạnh cho những người phụ nữ khác mới đến nước Đức khi ấy và chỉ ra rằng các cuộc đấu tranh là có ý nghĩa.

ẢNH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HỘI NGHỊ

NGƯỜI DIỄN THUYẾT I NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Thông tin bằng tiếng Đức và tiếng Anh về người thuyết trình và người dẫn chương trình.

Figen Izgin wurde 1965 in der Osttürkei, in Kars geboren. 1979, mit 14 Jahren, kam sie nach Berlin zu ihren Eltern. Nach der Oberschule war sie viele Jahre in der Metallindustrie beschäftigt. Dort war sie auch als Gewerkschaftsvertreterin aktiv. Später hat sie auf dem zweiten Bildungsweg eine Ausbildung absolviert und auch studiert. Seit vielen Jahren arbeitet sie als Dipl. Sozialpädagogin. Aktuell mit erwerbslosen Menschen aus verschiedenen Ländern. Als Frau, als Mutter und als Migrantin findet sie es sehr wichtig sich im Kampf gegen Rassismus, gegen soziale Unterdrückung und gegen Verdrängung zu beteiligen.

Figen Izgin, was born in Kars in Eastern Turkey in 1965. In 1979, at the age of fourteen, she came to Berlin to her parents. After secondary school she worked for many years in metal industry where she was active as a trade union representative. Later she had the opportunity to retrain and she finished an apprenticeship and studied. For many years she has been working as a certified social worker, currently with unemployed people from different countries. As a woman, as a mother and as a migrant she considers it extremely important to contribute to the struggle against racism, against social oppression and against exclusion.

Mai-Phuong Kollath wurde 1963 in Hanoi, Vietnam geboren und kam 1981 als Vertragsarbeiterin in die DDR. In der Anfangszeit lebte sie im Sonnenblumenhaus in Rostock-Lichtenhagen, das 1992 von einem rassistischen Mob angezündet wurde. Zu dieser Zeit lebte sie weiterhin in Rostock und wurde Zeitzeugin des Pogroms und der rassistischen Stimmung nach der Wiedervereinigung. Als Beraterin, Coach und Diversity-Trainerin unterstützt sie seit vielen Jahren verschiedene Organisationen, Vereine und Verbände in der interkulturellen Arbeit. Sie war stellvertretende Vorsitzende des Bundeszuwanderungs‐ und Integrationsrates, sowie Sprecherin des Netzwerks Migrantenorganisationen Mecklenburg-Vorpommern. www.maiphuong-kollath.de

Mai-Phuong Kollath was born in 1963 in Hanoi, Vietnam and came to East Germany in 1981 as a contract worker. During her early years in Germany she lived in the „Sonnenblumenhaus“ in Rostock-Lichtenhagen, which was set ablaze by a racist mob in 1992. She remained in Rostock for this period, bearing witness to the pogroms and the racist atmosphere of post-reunification Germany. As a counsellor, coach and diversity trainer she has supported various organisations, associations and unions in their intercultural work for many years. She was the deputy chairwoman of the Bundeszuwanderungs- und Integrationsrates, as well as a representative of the network of migrant organisations in Mecklenburg-Vorpommern. www.maiphuong-kollath.de

Aurora Rodonò ist freie Kulturschaffende/Dozentin (Uni Köln). Sie beschäftigt sich seit vielen Jahren als Aktivistin, Kulturschaffende und Forscherin mit der Geschichte der italienischen Gastarbeiter*innen und dem italienischen Migrationskino. Derzeit ist sie als wissenschaftliche Mitarbeiterin an der Universität zu Köln beschäftigt und ist darüber hinaus als freie Kulturschaffende und Filmdramaturgin tätig. 2003 bis 2006 war sie beim Ausstellungsprojekt „Projekt Migration“ beteiligt. Im Mai 2017 war sie beim Tribunal „NSU-Komplex auflösen“ in Köln aktiv, wo die Kämpfe gegen Rassismus seit der Gastarbeitszeit bis heute zusammen gebracht wurden. kunst.uni-koeln.de

Aurora Rodonò, creative artist freelancer & lecturer (Uni Köln). For many years she has addressed the history of Italian guest workers and Italian migration cinema in her work as an activist, creative artist and researcher. Currently she is working as a research associate at the university of Cologne and as a freelance creative artist and film director. From 2003 to 2006 she participated in the exhibition project „Project Migration“. In May 2017 she was active in the „Dismantling NSU complex“ tribunal in Cologne, where struggles against racism from the guest worker period until today were brought together. kunst.uni-koeln.de

ẢNH DO NGƯỜI THAM GIA HỘI THẢO GIỚI THIỆU

VỀ HỘI NGHỊKhi tôi đến Đức

Trong tháng 10 năm 2017 tại Béc-lin International Womenspace (IWS) đã tổ chức một hội thảo kéo dài hai ngày. Tại sáu cuộc thảo luận tại hội thảo, những người phụ nữ trước đây đến Tây Đức làm thợ khách, những phụ nữ đến Đông Đức làm công nhân hợp đồng, những phụ nữ nhập cư, những phụ nữ đến lánh nạn ở nước Đức thống nhất cũng như những phụ nữ Đức bị ảnh hưởng bởi nạn phân biệt chủng tộc đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Các diễn giả sẽ nói về việc họ đã đến Đức như thế nào, công việc và cuộc sống ở đây, cũng như tổ chức chính trị do họ khởi lập ở đất nước này. Chúng tôi muốn kết nối kiến ​​thức của nhiều thế hệ phụ nữ nhập cư, so sánh chúng và đưa chúng vào các bối cảnh lịch sử. Chúng tôi muốn tạo ra một không gian để phụ nữ chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm chung. Chúng tôi muốn phản đối ý tưởng coi phụ nữ nhập cư như những nạn nhân và tiếng nói của họ thường bị bỏ qua bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa kỳ thị giới tính và tính bài ngoại. Chúng tôi muốn đi ngược lại lối kể chuyện thông thường bằng cách không chỉ nói về những vấn đề mà phụ nữ nhập cư và phụ nữ lánh nạn cũng như phụ nữ Đức bị ảnh hưởng bởi nạn phân biệt chủng tộc luôn phải đối mặt. Thêm vào đó, phụ nữ chúng ta sẽ cho thấy các hình thức chống đối của mình: ở nơi làm việc, trong xã hội và chống lại sự đè nén của nhà nước. Hội nghị của chúng ta đã thành công một cách tốt đẹp và có sức lan tỏa vô cùng lớn lao. Trong suốt cả quá trình, trước và trong khi hội nghị diễn ra và cả khi nó đã kết thúc đã chúng tôi đều cảm thấy vô cùng xúc động và được truyền cảm hứng một cách mạnh mẽ. Mỗi ngày có tới 250 phụ nữ đã cùng đến đây, cùng trao đổi những kinh nghiệm về đấu tranh và phản đối chính trị ở nước Đức. Họ đã cùng học hỏi lẫn nhau qua những câu chuyện về các thế hệ khác nhau ở Đông, Tây Đức cũng như nước Đức thống nhất sau này. Họ đã cùng gặp gỡ, làm quen, cùng xây lên những mạng lưới. Dù có bất đồng về mặt ngôn ngữ, tất cả những hoạt động trên đã đều diễn ra một cách tốt đẹp nhờ vào công tác phiên dịch trực tiếp qua 6 ngôn ngữ: tiếng Đức, Anh, Ả rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và Việt Nam. Chính cầu nối về mặt ngôn ngữ này đã giúp tạo ra một không khí vô cùng cởi mở và đoàn kết, trong đó cả những người diễn thuyết lẫn những người tham gia đều có thể mạnh dạn nói về những kinh nghiệm cá nhân của mình. Phản hồi từ phía những người tham gia cho thấy, những hội nghị kiểu như thế này là vô cùng cần thiết. Họ cũng có nguyện vọng tiếp tục trao đổi với nhau, cùng nhau hợp tác và hành động chính trị. Chúng tôi nhìn nhận, đây là hội nghị mang tính chất khởi đầu, và cũng rất mong chờ những bước đi tiếp theo của chúng ta.

ẢNH CHỤP TRONG HỘI NGHỊ I NGÀY 1